Một khu đô thị sẽ tiết kiệm điện rất lớn nếu được tích hợp đèn tự động bật và tự động tắt
1 – Khu vực cầu thang, nhà chứa rác:
Các tòa chung cư bắt buộc phải có cầu thang bộ và cầu thang máy. Thông thường người dân sẽ sử dụng thang máy, tuy nhiên hệ thống thang bộ bắt buộc phải có và phải được chiếu sáng với mục đích là dự phòng cho trường hợp xấu xảy ra hỏa hoạn sẽ có lối thoát hiểm. Một số chung cư cầu thang bộ thường ở nơi tối nên phải bật điện 24/24h còn lại chỉ bật vào ban ngày.
Đối với các chung cư trung cấp thường có 1 nhà đổ rác thải dùng chung cho 1 tầng, và bên trong thường rất tối và phải có bóng đèn để người dân nhìn thấy nơi đổ rác. Thông thường người ta sẽ lắp 1 công tắc bật đèn ở đó, người dân đi đổ rác sẽ tự bật và tự tắt, tuy nhiên nhiều người không tắt mà bật rồi sáng mãi. Hoặc một số chung cư bật điện ở đây cũng là 24/24h.
Khi gặp sự cố về cháy nổ và điện sẽ bị mất, như vậy cần có loại đèn khẩn cấp. Chúng ta sẽ xem xét giải pháp dưới đây để tiết kiệm thêm 1 khoản chi phí mua thêm đèn khẩn cấp và cấp nguồn cho đèn khẩn cấp phía dưới nhé.
Các hộ dân trong chung cư thường đóng phí dịch vụ cố định trên mét vuông của diện tích căn hộ của mình, dĩ nhiên tiền điện chiếu sáng sẽ do ban quản lý chi trả nên người dân sẽ không có khuynh hướng tiết kiệm thay cho ban quản lý. Vậy tiền điện nhiều thì ban quản lý phải trả cho bên điện lực nhiều, như vậy trừ số thu về thì tiền bỏ ra bị ít đi. Chúng ta sẽ làm 1 bài toán dưới đây để xem hệ thống điện chiếu sáng sẽ bị lãng phí như nào và cách để giảm tiền điện đó đi như nào nhé.
Về phần điện:
Tòa chung cư có 40 tầng, 2 cầu thang máy, 1 phòng chứa rác:
Số lượng bóng: 40 x (2 + 1) = 120 bóng.
Trung bình công suất 20W: 20×120 = 2,400W/ giờ.
Trung bình mỗi ngày bật 8 tiếng: = 8 x 2,400 = 19,200W
Mỗi tháng: 19,200 x 30 = 576,000W
Mỗi năm: 576,000 x 12 = 6,912,000W = 6,912KW
Mỗi số điện trung bình của chung cư là: 1,200đ
Tương đương số tiền là: 8,294,400đ.
Về phần thiết bị:
Mỗi bóng đèn Compack đều có tuổi thọ trung bình là 10,000 giờ sáng. Vậy suy ra nếu trung bình 1 ngày 8 tiếng thắp sáng thì 1 bóng đèn sẽ là: Số ngày thắp sáng = 10,000 / 8 = 1,250 ngày ~ 3,5 năm.
Vậy giải pháp tiết kiệm điện năng cho khu cầu thang và khu đổ rác là gì?
Trung bình người sử dụng cầu thang bộ rất ít tập trung chủ yếu ở tầng 1. Do vậy thời gian trung bình 1 ngày sử dụng cộng dồn bằng khoảng thời gian thắp 1 bóng 1 tiếng 1 ngày.
Hầm đổ rác thì sử dụng thường xuyên hơn trung bình cộng dồn bằng khoảng thời gian của 1 bóng thắp trong 5 tiếng.
Vậy tổng thời gian thắp sẽ là 6 tiếng cho 1 bóng cộng dồn.
Mỗi bóng 20W vậy tổng điện tiêu thụ trong 1 ngày là: 20 x 6 = 120W tương đương: 43,800W tương đương là 43,8 số điện. Suy ra lượng tiền của 1 tòa nhà phải trả cho điện thắp ở cầu thang và hầm rác là: 43,8 x 1,200đ = 52,560 đồng.
=> Số chênh lệch giữa 2 phương án là: 8,294,400đ – 52,560đ = 8,241,840đ.
Mỗi bóng đèn Compack đều có tuổi thọ trung bình là 10,000 giờ sáng. Vậy suy ra nếu trung bình 1 ngày 8 tiếng thắp sáng thì 1 bóng đèn sẽ là: Số ngày thắp sáng = 10,000 / 1 = 10,000 ngày ~ 27 năm.
Phương án 1: Đèn tự động bật khi có người:
Phương án 2: Đèn tự động tích hợp với đèn khẩn cấp: