Cách đấu phao điện bơm nước an toàn tuyệt đối

CÁCH ĐẤU PHAO ĐIỆN CHỐNG CẠN, PHAO ĐIỆN CHỐNG TRÀN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Tuyển đại lý phân phối phao điện báo mức, rơ le 12v chống cạn và chống tràn hệ thống máy bơm nước Siron Sr-FSW

Liên hệ mua phao điện chống cạn và chống tràn: 0961288501.

 

Phao điện được chế tạo để sử dụng dưới nước an toàn tuyệt đối, tuy nhiên không phải cái gì dùng cũng là mãi mãi. Ba năm, 5 năm hoặc 10 năm thì phao điện cũng có nguy cơ bị hỏng. Hỏng ở đây là không sử dụng được chứ không phải rò điện, bởi cấu tạo bên trong phao điện cho phép bạn tắt và mở máy bơm 50,000 lần, khi hết chu trình đó có thể phao vẫn dùng được hoặc bị hỏng lẫy phía trong trước khi lớp vỏ ngoài bị hỏng và hở điện. Nên bạn tuyệt đối yên tâm vì sự an toàn của phao điện.

Máy bơm bị hỏng do bể nước cạn, chạy không tải (Hình ảnh thợ sửa chữa)

Để đấu nối và sử dụng phao điện kín nước đúng cách, bền và an toàn bạn nên làm theo chỉ dẫn sau đây của tôi. Ở đây tôi không nói về nguyên lý hoạt động của phao điện, nếu bạn muốn biết nguyên lý của phao điện thì xin nhấn vào đây.

Cách thực hiện gồm 2 phần: Phần 1: Sơ đồ đấu nối; Phần 2: Cách lắp đặt. Phần 3: Sử dụng phao cho từng chức năng (Chi tiết nhất)

Tham khảo: Sơ đồ lắp 2 phao 2 điểm cho mức nước cao và mức nước thấp trong 1 bể

Phao điện bị hỏng đẫn đến nước bị tràn và ngập cả phao do thợ điện lắp sai kỹ thuật Đã có trường hợp bị điện giật chết người vì kiểm tra phao điện bị hở điện

DO VẬY, ĐỂ AN TOÀN BẠN CẦN CHÚ Ý TRÁNH ĐẤU PHAO ĐIỆN DƯỚI MỰC NƯỚC TRÀN CỦA BỂ NHƯ HÌNH TRÊN

Phần 1: Sơ đồ đấu phao điện kín nước, chống ngập, chống cạn:

Dây dẫn cho phao điện xuống máy bơm nước nên sử dụng loại dây tốt, nếu để ngoài trời phải là loại dây chịu mưa nắng hoặc được dể trong ống nhựa để đảm bảo độ bền cho dây, tránh dây bị hỏng làm rò rỉ điện ra ngoài gây nguy hiểm.

1) Đấu phao điện chống cạn, phao điện chống tràn cho máy bơm công suất nhỏ:

Nếu bạn sử dụng cho mục đích nhỏ như: Bể chứa nhỏ, bể cá, … cần đấu phao điện hoặc dùng cho nơi chỉ cần áp lực bơm nhỏ có nghĩa là lắp máy bơm công suất nhỏ,  …  thì việc đấu phao điện sao cho an toàn là rất đơn giản. Bởi vì phao điện có thể chịu tải được đối với những máy bơm có công suất nhỏ, do đó chúng ta không phải đấu thêm khởi động từ nữa.

Bạn đấu phao điện chống cạn, phao điện chống tràn và các pha theo sơ đồ sau:

Tắt pha lửa : Nếu có điều kiện bạn nên làm theo cách 5 hoặc cách 3.

Bạn chỉ nên áp dụng cách này với phao kín nước, loại phao thông thường sau thời gian sử dụng bị hơi nước làm ẩm và bị hỏng.

Sơ đồ đấu phao điện kín nước chống ngập, chống tràn

Sơ đồ trên hoạt động như sau: Điện từ pha lửa đi vào phao điện kín nước, tùy từng trạng thái của mức nước mà phao điện ngắt hoặc đóng mạch để cho điện đi qua, điện qua phao chạy vào máy bơm làm máy bơm quay và thoát ra pha nguội. Bạn nên đấu thêm Aptomat chống giật cho nguồn cấp điện cho máy bơm và phao điện, máy bơm nên nối tiếp đất.

Vì sao sơ đồ trên lại an toàn?

– Nguyên tắc tắt pha lửa được đảm bảo. Việc thiết bị ngưng sử dụng mà chúng ta vẫn cấp pha lửa (Chỉ tắt pha mass) sẽ dẫn đến hiện tượng ngâm điện trong thiết bị, 1 là chúng không được nghỉ ngơi, 2 là nguy hiểm cho chúng ta khi có nhu cầu sửa chữa. Việc tắt pha lửa là đúng nguyên tắc và đảm bảo độ bền của thiết bị trong quá trình sử dụng.

– Pha lửa được nối xuống phao để từ đó tác động của con lăn sẽ làm ngắt pha lửa khi bể đã đầy hoặc cạn.

Vì sao cần có Aptomat chống giật với cách đấu ngắt pha lửa ở phao điện?

Nguyên do là vì sự an toàn của bạn. Cách đấu này trong quá trình đi dây dẫn ngoài trời, dây điện qua nhiều vị trí công cộng, chỗ đấu nối ngoài trời rất dễ dò điện trên đường đi dây từ phao đến máy bơm. Do đó cần có Aptomat chống giật để đảm bảo khi có dòng điện dò ra vỏ ở vị trí nào đó thì Aptomat sẽ làm việc và kìp thời ngắt điện trước khi có ai đó đụng chạm vào chỗ hở.

Trường hợp nào không nên nối pha lửa lên phao điện?

 – Dây điện đi ra phao loằng ngoằng, qua nhiều nơi công cộng, qua nơi phơi mưa nắng, …

– Máy bơm có công suất cao tắt pha lửa sẽ xảy ra hồ quang điện làm phao dễ bị hỏng tiếp điểm.

– Sử dụng phao điện không phải là phao kín nước.

Cách này là cách đảo 2 pha so với sơ đồ bên dưới.

Không nên nối pha nguội nên phao điện, vì lúc này máy bơm sẽ bị cấp pha lửa liên tục, rất dễ gây rò điện ra vỏ máy bơm. Đồng thời khi máy bơm dừng, thì sợi dây nối từ phao xuống máy bơm sẽ biến thành pha lửa vẫn nguy hiểm cho con người khi chạm vào, cực này chỉ biến thành Nguội khi máy bơm chạy, thời gian máy bơm chạy ít hơn thời gian máy bơm dừng nên sắc xuất nguy hiểm cao hơn. Để khắc phục được nhược điểm này, bạn xem phần dưới nhé.

2) Đấu phao điện cho máy bơm công suất lớn:

Cách 2: Sử dụng Rơle trung gian giảm tải: (Khuyến nghị). Nếu có điều kiện bạn nên sử dụng cách 5.

Cách này bạn đấu điện theo hướng dẫn của tôi, đảm bảo sẽ an toàn tuyệt đối cho cả phao điện và máy bơm, nó cũng làm cho bạn có cảm giác an toàn hơn. Bạn cũng có thể lắp Aptomat chống giật hoặc không, tuy nhiên nếu phao đóng mà máy bơm không chạy thì bạn nên ngắt nguồn trước khi kiểm tra máy bơm nhé.

Vì sao phải sử dụng Rơ le hoặc khởi động từ?

Vì máy bơm có công suất cao, khi bắt đầu hoạt động sẽ tạo ra dòng khởi động rất lớn, làm cho hô quang điện rất rễ phát sinh trong khi tiếp điểm phao điện được đóng. Hoạt động trong thời gian dài sinh nhiệt ở tiếp điểm phao, làm phao sẽ bị hỏng.

Sơ đồ đấu như sau: Đấu nguồn nguội vào phao điện, từ đầu kia của phao điện đấu vào 1 chân điều khiển của Rơle (hoặc công tắc tơ), nguồn lửa đấu vào chân điều khiển còn lại.

Đầu nguồn vào chân tiếp điểm của Rơle (hoặc công tắc tơ) và đầu kia của chân tiếp điểm đấu vào máy bơm.

Việc đấu pha nguội xuống phao để phao điều khiển Rơle (hoặc công tắc tơ) công tắc tơ bật và tắt cả 2 pha lửa và nguội của máy bơm sẽ rất an toàn cho cả phao và máy bơm. Việc Rơle được ngâm pha lửa không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.

Nếu sử dụng công tắc tơ thì bạn nên chọn loại nhỏ nhé, vì loại to sẽ được sử dụng theo cách 4.

Tuy an toàn như bạn vẫn nên lắp thêm Aptomat chống giật cho máy bơm đề phòng bất chắc nhé. Và nên nhơ nếu lắp Aptomat chống giật thì bạn phải tiếp mass cho máy bơm nhé. Nếu không tiếp đất cho máy bơm trong một số trường hợp nếu dòng điện rò ra máy bơm thì chỉ khi bạn đụng vào máy bơm nó mới nhảy Aptomat đấy.

Nếu đấu phao điện cho máy bơm 3 pha công suất lớn thì bạn làm theo cách 4 nhé.

Mở rộng: Cách đấu 2 phao điện cho bể trên và bể dưới dùng khởi động từ cho 1 máy bơm, có chức năng hẹn giờ tắt mở máy bơm nước:

Mở rộng: Cách đấu phao điện cho hệ thống 2 máy bơm, hút 1 bể, bơm cho 2 bể, có chức năng hẹn giờ máy bơm hoạt động:

3) Đấu phao điện cho máy bơm 3 pha công suất lớn: (Khuyến nghị). Nếu có điều kiện bạn nên làm theo cách 5.

Cách 4: Bạn phải dùng 2 lần Rơ le trung gian và Công tắc tơ ghép nối với nhau.

Trường hợp máy bơm công suất cực lớn phải dùng đến 3 tầng sẽ đảm bảo an toàn hơn cho cả phao và thiết bị.

Nghĩa là: Phao điều khiển công tắc tơ loại nhỏ, công tắc tơ nhỏ điều khiển công tắc tơ có công suất lớn, công tắc tơ có công suất lớn điều khiển máy bơm.

Cách 5: Đấu nguồn 1 chiều 12V hoặc 24V cho phao điện kín nước. (Khuyến nghị).

Dùng rơ le an toàn chuyển nguồn điện 220V sang 12V nối cho phao điện kín nước chống cạn và chống tràn an toàn cho máy bơm công suất nhỏ

Dùng rơ le an toàn chuyển nguồn điện 220V sang 12V nối cho phao điện kín nước chống cạn và chống tràn an toàn cho máy bơm công suất lớn qua khởi động từ

Tương tự như cách 3 nhưng nguồn đi vào phao điện là nguồn 1 chiều.

Vì nguồn 12V – 24V đặc tính là an toàn với con người khi vô tình chạm vào, và nó cũng không gây ra hiện tượng quá tải cho phao.

Sử dụng nguồn 12V – 24V để điều khiển Rơ le, Rơ le điều khiển khởi động từ, và khởi động từ điều khiển máy bơm nước.

Phần 2: Cách thi công lắp đặt phao điện kín nước:

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn lăp đặt phao điện cho từng trường hợp 1 cách đúng nhất, giúp an toàn và hiệu quả nhất. Điều đầu tiên bạn phải xác định mục đích lắp đặt phao điện của mình là gì? Độ sâu của bể nước cần lắp phao điện là bao nhiêu? để có thể lựa chọn phao đúng cách nhất.

1) Xác định mục đích sử dụng với công dụng chống tràn, chống ngập và độ sâu lắp phao điện:

Việc sử dụng phao điện để chống cạn, chống tràn, … hoặc bơm nước thải, nước mưa tự động, … tùy từng mục đích sử dụng của mỗi khách hàng, khách hàng có thể chọn loại phao vuông hoặc phao tròn đều được. Tuy nhiên về phần dây cáp dài bao nhiêu thì được xác định bởi độ sâu của bể chứa hoặc vùng cần bơm.

Trước đây chúng tôi có cung cấp loại phao điện 10m, phao điện 15m và phao điện 20m dây cáp, nhưng trên thị trường phần lớn sử dụng loại phao có chiều dài dây cáp là 2m, 3m, 5m nên hiện tại chúng tôi đã dừng bán loại phao 10m, 15m, 20m.

2) Xác định nơi đặt phao điện:

Đố với bể chứa, có các loại bể: Bể ngầm, bể nổi.

Bể nổi chia làm 3 loại: Bể xây, bể bằng bồn chứa inox, bể bằng bồn chứa nhựa, …

Ngoài những nhu cầu chính còn có các loại nhu cầu cho: Bể bơi, bể cá, bể thủy sinh, ao cá, vuông tôm, …

Sau đây tôi sẽ phân tích từng loại và từng địa hình lắp phao điện chống ngập và chống cạn:

Bể chứa nước sạch (nước ăn):

Bể chứa dưới:

Chưa nước từ nguồn nước của nhà máy vào, tích tụ sau khoảng thời gian sẽ đầy bể, khi bể phía trên cung cấp nước cho cả nhà sinh hoạt hết, nước sẽ được bơm từ bể này lên để làm đầy bể phía trên.

Bể chứa trên:

Bể này sử dụng để tăng áp lực, tạo dòng chảy từ phía trên dồn xuống. Vì áp lực nước của nhà máy nước không đủ để đẩy lên các tầng cao hoặc đẩy vào những thiết bị như bình nóng lạnh, vòi nước, …

Bể chứa nước thải:

Bể chứa nước thải, nước mưa, nước sinh hoạt bơm từ vũng trũng lên vùng cao để thoát nước. Ở một mước nước mồi nhất định, khi mức nước dâng cao, hơn định mức, phao điện tự động đóng điện và tự động bơm nước thoát đi.

Bể bơi:

Bể bơi thường có 1 khoang riêng để điều tiết nước, do vậy sử dụng phao điện để bơm đầy bể vào tối hôm trước hoặc hút cạn bể đi để vệ sinh. Thời gian bơm đầy hoặc hút cạn rất lâu nên sử dụng phao giúp chúng ta chủ động và không phải thường trực nữa.

Ao cá, vuông tôm:

Sử dụng phao để báo chuông khẩn cấp cho các trường hợp nước bị rò khỏi ao dẫn đến cạn nhanh, hoặc nước bơm quá đà bị tràn ao.

Nối phao điện với chuông điện 220V, khi ao cạn hoặc đầy tràn chuông sẽ reo báo hiệu cho người trực kịp thời khắc phục sự cố.

Phần 3: Sử dụng phao điện chống ngập, chống cạn cho từng chức năng. (Bài viết chi tiết)

1) Chỉ chống cạn (Hệ thống nước bơm ra khỏi bể): Sử dụng phao cho máy tăng áp, chỉ cần quan tâm tới bể nước còn nước mà không càn quan tâm đến bể nước còn bao nhiêu.

2) Chỉ chống ngập, chống tràn: Cách lắp đặt phao điện chỉ chống ngập và chống tràn cho bể nước, tức là khi máy bơm đã bơm vào bể nước một lượng nước nhất định thì phao sẽ ngắt, không cho máy bơm bơm nữa.

3) Chống cạn (Hệ thống bơm nước vào bể): Khi bể cạn sẽ kích hoạt bơm để bơm nước từ nơi khác đến bể.

4) Chống ngập và chống cạn:

4.1) Chống ngập và chống cạn trên cùng 1 phao cho 1 bể:

Sử dụng cho 1 loại bể trung gian, được nối với 2 máy bơm là máy bơm bơm nước từ nơi khác vào bể và máy bơm hút nước từ bể này đi nơi khác. Bể thường nhỏ, có chiều cao ngắn, …

4.2) Chống ngập và chống cạn trên cùng 1 phao cho bể trên và 1 phao cho bể ngầm:

Quy ước:

Bể ngầm tích nước từ nguồn nước nhà máy là: Bể 1.

Bể chứa nước cho hộ gia đình đặt trên tầng thượng là: Bể 2.

Máy bơm bơm nước từ bể 1 lên bể 2 là: Bơm 1.

Máy bơm tăng áp bơm nước từ bể 2 đẩy vào đường ống sinh hoạt trong nhà là: Bơm 2.

Phao điện lắp ở bể 1 là: Phao 1.

Phao điện lắp ở bể 2 là: Phao 2.

Nguyên lý vận hành:

Khi bể 1 đủ nước để bơm 1 hoạt động, phao 1 sẽ đóng tiếp điểm.

Khi bể 2 đầy phao 2 sẽ đóng tiếp điểm cho bơm 2 hoạt động.

Khi mức nước ở bể 2 tụt, phao 2 đóng tiếp điểm cho máy 1 hoạt động. Lúc này phao 1 vẫn cho phép bơm 1 hoạt động. Cả phao 1 và 2 đều cho phép bơm 1 hoạt động thì bơm 1 mới hoạt động.

Khi bể 2 đầy, phao 2 sẽ ngắt máy bơm 1.

Khi mức nước ở bể 1 cạn, phao 1 ngắt máy bơm 1. Bơm 1 không hoạt động.

Người dùng nước ở bể 2 vơi đi, phao 2 cho phép bơm 1 hoạt động trở lại, (nhưng vì chúng ta đang giả thuyết bể 1 đang cạn nước, vậy phao 1 ngắt bơm 1) nên bơm 1 vẫn chưa hoạt động được.

Đến khi người dùng sử dụng cạn bể 2, phao 2 ngắt bơm 2, không cho phép bơm 2 hoạt động. Nếu nhà bạn có lắp van 1 chiều cho chiều xuống bở 1 nhánh khác thì nước chỉ chảy nhỏ chứ không mạnh như có bơm 2 hoạt động.

Đến khi bể 1 tích đủ lượng nước cần thiết để khởi động máy bơm 1 thì chu trình kia hoạt động tuần hoàn trở lại.

Nơi thường lắp: 1 bể chứa trên mái, nhưng không đủ áp lực để sử dụng nên phải sử dụng thêm bơm tăng áp. Do đó sẽ có 2 máy bơm, 2 phao cần đấu.

Máy bơm 1: Bể ngầm (Chứa nước từ nhà máy chảy vào)
Máy bơm 2: Bơm nước từ bể chứa trên để tăng áp suất cho các vòi nước và thiết bị như: Bình nóng lạnh, máy giặt, …

4.3) Chống cạn cho bể ngầm, chống tràn cho bể chứa trên. Hai phao cho 1 máy bơm nước.

Tin Liên Quan